Giới thiệu CloudFlare

cloudflare

CloudFlare là một nền tảng DNS trung gian, giúp điều hướng truy cập giữa các máy chủ thông qua nhiều lớp bảo vệ, điều này giúp giảm tải vào web server. Tác dụng chính của CloudFlare là đứng ở giữa để đọc các traffic vào trang web của bạn, thông qua hệ thống máy học và trí tuệ nhân tạo AI, CloudFlare sẽ nhận biết được đâu là traffic từ người dùng và đâu là những traffic có dấu hiệu tấn công trang web của bạn.

CloudFlare cung cấp nhiều Plan cho nhiều đối tượng khách hàng với các cấp quy mô khác nhau, đối với các trang web nhỏ, CloudFlare cũng cung cấp một giải pháp miễn phí.

Khi sử dụng CloudFlare với Plan miễn phí bạn sẽ nhận được gì? Mặc dù miễn phí nhưng CloudFlare cung cấp cho bạn khá nhiều tính năng cực kỳ tốt.

  • Cung cấp dịch vụ mã hóa truy cập https miễn phí.
  • Phòng chống tấn công DoS.
  • Cung cấp giải pháp cache tăng tốc tải trang.
  • Tiết kiệm băng thông truy cập (Nếu bạn dùng hosting có tính băng thông thì rất hữu dụng)
  • Có thể tăng cường bảo mật như cấm truy cập từ các vùng IP quốc gia được chỉ định.

Để bắt đầu cấu hình CloudFlare cho trang web của mình cần chuẩn bị và thực hiện theo các bước như sau:

Chuẩn bị:

  • Đăng nhập vào nơi quản trị Domain (Để cấu hình DNS)
  • Đăng ký tài khoản CloudFlare (Cần hộp thư điện tử)

Tiến hành:

  • Sau khi tạo tài khoản cần xác thực email mà CloudFlare gửi về trong hộp thư của bạn.

Login tài khoản CloudFlare. Điền domain mà bạn muốn CloudFlare bảo vệ cho mình:

  • Domain nào đã được thiết lập cũng sẽ xuất hiện ở đây.

Lấy thông tin CloudFlare nameservers và thay thế cho nameservers của domain đang dùng.

  • Lưu ý: CloudFlare sẽ cung cấp nameservers khác nhau cho mỗi tài khoản khác nhau, do đó bạn sẽ dùng nameservers mà CloudFlare hiển thị trong tài khoản CloudFlare của bạn.

Đổi DNS nameservers và trỏ về CloudFlare

  • Điền thông tin nameservers của CloudFlare thay cho nameservers hiện có.

Thiết lập cơ bản cho CloudFlare

  • Tăng cường bảo mật web với thiết lập SSl/TLS, bạn có thể thêm các tùy chọn HTTPS khác mà CloudFlare cung cấp, lúc này trang web của bạn đã có thể dùng với giao thức https.

Tối ưu hóa và phòng chống lỗi trên trang Web sau khi cấu hình CloudFlare.

  • Cài đặt Plugin CloudFlare (nếu đang sử dụng WordPress)
  • Sau khi cài Plugin cần xác thực trang web với CloudFlare theo hướng dẫn, thông tin bao gồm email đã đăng ký và cấu hình trên CloudFlare, API key tương ứng (Plugin sẽ có hướng dẫn lấy API key này rất đơn giản).
  • Plugin này tự động tối ưu hóa các vấn đề liên quan đến đường dẫn tương đối, tự động chuyển các link từ http > https. Thêm 1 cấp độ cache.
  • Quản trị Web cũng có thể thay đổi mức bảo mật cho trang Web thông qua mục Security.
  • Khi trang web bị tấn công, có dấu hiệu chậm đi hoặc rất khó truy cập, nếu amdin còn truy cập được, hãy chuyển cấp độ sang “Under Attack” để tăng cường khả năng chống đỡ cho trang Web. Trong các trạng thái bình thường hãy chọn cấp độ Medium, những cấp độ thấp hơn chỉ dành cho những thời điểm cần thiết để sửa lỗi, hay cập nhật tính năng và nâng cấp source.

Tổng kết Bảo vệ web bằng CloudFlare:

CloudFlare là một nền tảng thân thiện khi có Plan miễn phí cho đa số người dùng hiện tại, rất hữu dụng trong nhiều trường hợp. Quy trình thiết lập CloudFlare cho một trang WordPress cũng rất đơn giản và không mất nhiều thời gian, do đó bạn nên dùng CloudFlare để hưởng nhiều ưu điểm của nó.

Nếu có thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới!

Bài viết này thuộc chia sẻ kiến thức, nếu bạn muốn đăng tải lại ở nơi khác thì xin dẫn nguồn từ Anninhmang.pro! Chúng tôi rất vui về điều đó!

By Cường TV

Cường là một người bình thường, thích tìm tòi và khám phá những ngóc ngách của thế giới internet bao la như vũ trụ. Thỉnh thoảng Cường bắt gặp một vài thứ hay ho và chia sẻ nó cho mọi người ở đây. Nếu cần trao đổi, hãy gửi email về [email protected] - mạnh mẽ lên nhé ;-)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *